ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐT CHẤN THƯƠNG NHÃN CẦU TẠI BVTW Huế (Số 1)

NGUYỄN NGỌC LONG, HOÀNG NGỌC CHƯƠNG, LÊ ĐÌNH KHÁNH

Bệnh viện Trung ương Huế

 

 

TÓM TẮT

         Đối tượng nghiên cứu:

         Gồm 94 bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa mắt Bệnh viện Trung ương Huế với chẩn đoán là chấn thương nhãn cầu từ tháng 4/2000 đến tháng 2/2001.

         Kết quả nghiên cứu:

-        Về đặc điểm lâm sàng: Đa số gặp ở nam giới (nam/nữ»3,27/1). Nguyên nhân thường là các tai nạn sinh hoạt hàng ngày (52,2%), tiếp đó là các tai nạn xã hội và chất nổ (26,8%).

  • Đánh giá hiệu quả điều trị chấn thương nhãn cầu: Thị lực AS(-) chiếm 17,39%, thị lực từ AS(+) đến ĐNT<3m chiếm 22,83%, thị lực từ ĐNT 3m®3/10 chiếm 20,65%, thị lực từ 4/10 ®7/10 chiếm 20,65% và thị lực ³8/10 chiếm 18,48%.

Chấn thương nhãn cầu là một vấn đề cấp cứu nhãn khoa thường gặp và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở nước ta và trên thế giới. Ở Mỹ, mỗi năm xảy ra khoảng 2,5 triệu chấn thương mắt, ở Đức tỷ lệ chấn chương mắt trong dân là 23,2/100.000 người.

         Ở Việt Nam chấn thương mắt là vấn đề thời sự, có khoảng 20% các tai nạn dân sự bị chấn thương mắt. Ở bệnh viện Việt Nam - Ba Lan trong 2 năm (1991-1992) có 51,3% chấn thương mắt dẫn đến mù loà, Bệnh viện Điện Biên Phủ thành phố Hồ Chí Minh trong năm 1990, tỷ lệ này lên đến 70,99%, Phú Yên thì tỷ lệ mù loà do chấn thương mắt trong dân chúng chiếm 0,29%. Để góp phần trong công tác chẩn đoán - điều trị và phòng bệnh đạt hiệu quả và giảm tỷ lệ mù loà do chấn thương nhãn cầu gây nên, chúng tôi thực hiện đề tài "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị chấn thương nhãn cầu tại Bệnh viện Trung ương Huế".

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

1.      Đối tượng nghiên cứu:

         Gồm những bệnh nhân chẩn đoán chấn thương nhãn cầu vào điều trị nội trú tại Khoa mắt Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 4/2000 đến tháng 2/2001.

2.      Các vấn đề nghiên cứu:

-        Hoàn cảnh và nguyên nhân xảy ra chấn thương.

-        Đánh giá thời gian từ lúc bị chấn thương đến lúc nhập viện.

-        Phân loạn chấn thương nhãn cầu.

-        Các hình thái tổn thương tại nhãn cầu.

-        Phương pháp xử trí chấn thương nhãn cầu.

-        Đánh giá chung về kết quả điều trị

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.      Phân loạn chấn thương theo giới tuổi:

Bảng 1: Phân loạn chấn thương theo giới và tuổi

Tuổi

Giới

<6 tuổi

6-18

19-60

>60

Tổng số

Tỷ lệ

Nam

10

22

38

2

72

76.6%

Nữ

1

11

8

2

22

23,4%

Tổng số

11

33

46

4

94

 

Tỷ lệ

11,7%

35,1%

48,9%

 

 

100%

2.      Phân loại chấn thương theo nghề nghiệp:

Bảng 2: Phân loại chấn thương nhãn cầu theo nghề nghiệp

STT

Nghề nghiệp

Số trường hợp

Tỷ lệ

1

Trẻ em nhỏ

11

11,7%

2

Học sinh, sinh viên

34

36,2%

3

Nông dân

31

32,95%

4

Công nhân

8

8,5%

5

Cán bộ công chức

6

6,4%

6

Thành phần khác

4

4,25%

 

Tổng số

94

100%

 

3.      Phân loại chấn thương theo địa dư:

Bảng 3: Phân loại chấn thương theo địa dư

STT

Chỗ ở

Số ca

Tỷ lệ

1

Thành thị

34

36,2%

2

Nông thôn

90

63,8%

 

Tổng số

94

100%

 

4.      Nguyên nhân chấn thương theo hoàn cảnh và nguyên nhân:

Bảng 4: Phân loại chấn thương theo hoàn cảnh và nguyên nhân

STT

Hoàn cảnh - nguyên nhân

Số trường hợp

Tỷ lệ

1

Tai nạn xảy ra trong sinh hoạt

49

52,2%

2

Tai nạn xã hội và chất nổ

25

26,6%

3

Tai nạn trong lao động công nghiệp

7

7,4%

4

Tai nạn trong lao động nông nghiệp

6

6,4%

5

Tai nạn giao thông

5

5,3%

6

Nguyên nhân khác

2

2,1%

 

Tổng số

94

100%

Tai nạn trong sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao nhất (52,2%). Đáng chú ý là các tai nạn xã hội và chất nổ xếp hàng thứ hai có 25/94 ca chiếm 26,6% trong đó có 17 ca do đánh lộn, 5 ca bị bắn bằng cung tên, súng cao su vào mắt và 3 ca do mìn nổ. Tai nạn giao thông có 5 ca chiếm 5,3%, ngoài ra chúng tôi còn gặp 2 trường hợp do nguyên nhân đặc biệt là chim mổ và chó cắn vào mắt.

5.      Thời gian bị thương đến khi nhập viện:

Bảng 5: Thời gian từ lúc bị chấn thương đến lúc nhập viện:

STT

Thời gian

Số ca

Tỷ lệ

1

Trước 24 giờ

53

56,4%

2

Từ 24 đến 72 giờ

13

13,8%

3

Sau 72 giờ đến 1 tuần

12

12,8%

4

Sau 1 tuần

16

17%

 

Tổng số

94

100%

 

6.      Các thể loại chấn thương phối hợp tại nhãn cầu:

Bảng 6: Các chấn thương phối hợp tại nhãn cầu

STT

Các tổn thương

Số trường hợp

1

Rách kết mạc

14

2

Xuất huyết kết mạc

12

3

Rách thủng giác mạc

41

4

Rách thủng củng mạc

13

5

Tổn thương mống mắt

30

6

Xuất huyết tiền phòng

34

7

Sa lệch thể thuỷ tinh

9

8

Vỡ thủng thể dịch kính

6

9

Xuất huyết dịch kính

5

10

Phòi dịch kính

9

11

Tổn thương thị thần kinh

3

 

7.      Các thương tổn phối hợp:

Bảng 7: Các thương tổn phối hợp (n – 94)

TT

Tổn thương phối hợp

Số trường hợp

Tỷ lệ

1

Mi mắt

27

28,7%

2

Lệ bộ

3

3,2%

3

Hốc mắt

6

6,4%

4

Các cơ quan khác

5

5,3%

 

Tổng số

41

43,6%

 

8.      Các phương pháp điều trị chấn thương nhãn cầu:

Bảng 8: Các phương pháp điều trị chấn thương nhãn cầu

TT

Phương pháp xử trí

Số ca

Tỷ lệ

1

Điều trị nội khoa

36

38,3%

2

Điều trị ngoại khoa

            * Mổ cấp cứu

            * Mổ phiên

58

42/58

16/58

61,7%

(72,4%)

(27,6%)

 

Tổng số

94

100%

 

            Phần lớn các trường hợp phải can thiệp ngoại khoa (58/94 ca chiếm 61,7%) trong đó có 42/58 trường hợp mổ cấp cứu, chiếm 72,4%.

9.      Phương pháp xử trí ngoại khoa:

Bảng 9: Phương pháp xử trí ngoại khoa

STT

Điều trị ngoại khoa

Số ca

Tỷ lệ

1

Phục hồi giải phẫu và chức năng NC

46

79,3%

2

Khoét bỏ nhãn cầu

12

20,7%

 

Tổng số

58

100%

            Có 46/58 trường hợp (79,3%) được mổ phục hồi giải phẫu và chức năng nhãn cầu, còn lại 12 ca (20,7%) phải khoét bỏ vì những biến chứng trầm trọng.

10.    Lý do khoét bỏ nhãn cầu:

Bảng 10: Lý do khoét bỏ nhãn cầu

STT

Điều trị ngoại khoa

Số ca

Tỷ lệ

1

Phục hồi giải phẫu và chức năng NC

7

58,3%

2

Khoét bỏ nhãn cầu

2

16,7%

3

Teo nhãn cầu

3

25%

 

Tổng số

58

100%

 

11.    Kết quả thị lực trước và sau điều trị:

Bảng 11: Kết quả thị lực

Thị lực

Lúc vào

Lúc ra

Sau 1 tuần

Sau 1 tháng

Sau 3 tháng

AS(-)

13 (14,13%)

13 (14,13%)

13 (14,13%)

16 (17,39%)

16 (17,39%)

AS(+) → ĐNT <3m

59 (64,13%)

21 (22,83%)

21 (22,83%)

21 (22,83%)

21 (22,83%)

ĐNT 3m → 3/10

11 (11,96%)

23 (25%)

19 (20,65%)

19 (20,65%)

19 (20,65%)

4/10 → 7/10

6 (6,52%)

22 (23,91%)

24 (26,1%)

19 (20,65%)

19 (20,65%)

 >= 8/10

3 (3,26%)

13 (14,13%)

15 (16,3%)

17 (18,48%)

17 (18,48%)

Tổng số

92

92

92

92

92

Tỷ lệ mù loà lúc nhập viện rất cao, có 72 ca chiếm 78,26%, khi ra viện chỉ còn 34 ca chiếm 36,96% nhưng sau xuất viện 3 tháng lại tăng lên 37 ca (40,22%).

Có 2 trường hợp không đo được thị lực vì còn quá nhỏ.

12.    Các biến chứng và di chứng:

Bảng 12: Các biến chứng và di chứng

STT

Biến chứng - di chứng

Số trường hợp

 

Biến chứng

 

1

Đục thể thuỷ tinh

28

2

Glôcôm thứ phát

10

3

Xuất huyết nội nhãn tái phát

1

4

Rò thuỷ dịch

3

5

Nhiễm trùng nội nhãn

8

 

Di chứng

 

6

Sẹo giác mạc, di chứng tại giác mạc

48

7

Dính mống mắt

9

8

Vẩn đục xơ hoá dịch kính

6

9

Bong hoặc thoái hoá võng mạc

7

10

Teo nhãn cầu

5

Di chứng gặp nhiều nhất là giác mạc (48/94 ca chiếm 51,1%) gồm có mờ đục rộng, sẹo xấu GM.

Biến chứng gặp nhiều nhất là đục thể thuỷ tinh gặp 28 ca chiếm 29,8%, sau đó đến glôcôm thứ phát gặp 10 ca (10,6%), dính mống mắt với mắt sau giác mạc hay với mặt trước thể thuỷ tinh gặp 9 ca (9,6%). Biến chứng nặng nhất là nhiễm trùng nội nhãn có 8 ca.

13.    Tình hình điều trị một số biến chứng - di chứng:

Bảng 13: Tình hình điều trị một số biến chứng - di chứng

STT

Biến chứng - di chứng

Số ca

Phương pháp điều trị

Số ca

1

Đục thuỷ tinh

28

Lấy - đặt TTT nhân tạo

11

2

Glôcôm

10

Điều trị nội khoa

Điều trị ngoại khoa

2

8

3

Xuất huyết nội nhãn

1

Điều trị nội khoa

1

4

Rò thuỷ dịch

3

Điều trị ngoại khoa

3

5

Dính mống mắt

9

Tách dính, tạo hình ĐT

5

6

Nhiễm trùng nội nhãn 

8

Điều trị bảo tồn

Khoét bỏ nhãn cầu

6

2

7

Bong võng mạc

2

Phẫu thuật

1

 
Có 39,3% các trường hợp đục thể thuỷ tinh (11/28 ca) được phẫu thuật đặt thể thuỷ tinh nhân tạo và 10,7% (3/28 ca) được lấy thể thuỷ tinh đục nhưng không đặt thể thuỷ tinh nhân tạo.

 100% các trường hợp glôcôm được điều trị ngay sau khi phát hiện, có 20% điều trị nội khoa đơn thuần và 80% còn lại phải can thiệp ngoại khoa.

 Có 1 trường hợp xuất huyết tiền phòng tái phát được điều trị ngoại khoa ổn định, 3 ca rò thuỷ dịch do hở vết thương đều được phẫu thuật khâu kín lỗ rò, chỉ có 5/9 trường hợp dính mống mắt được phẫu thuật tách dính và tạo hình đồng tử, số còn lại không xử trí gì.

  Có 8 ca bị nhiễm trùng nội nhãn được điều trị bảo tồn 6 ca, chiếm 75% bao gồm dùng kháng sinh đường toàn thân, tại chỗ và cả tiêm vào dịch kính, có 2 ca phải khoét bỏ nhãn cầu, 1 ca bong VM được phẫu thuật ấn độn củng mạc, còn 1 ca do bong vùng hoàng điểm nên không có khả năng điều trị.

KẾT LUẬN

1.      Về đặc điểm lâm sàng:

         Đa số gặp ở nam giới (nam/nữ»3,27/1), thường các tai nạn xảy ra trong các sinh hoạt hàng ngày (52,2%), tiếp đó là các tai nạn xã hội và chất nổ (26,8%).

2.         Đánh giá hiệu quả điều trị chấn thương nhãn cầu: