Chương trình chăm sóc mắt ở Huyện Dera Ghazi Khan, Pakistan
Tổng quan
Theo kế hoạch, các dịch vụ chăm sóc mắt ở Pakistan vào năm 1997 bao gồm các nhân tố sau:
·
Tỉ lệ mù khoảng 2%
·
Hơn 70% dân số sống ở các huyện nông thôn nhưng 70% các dịch vụ nhãn khoa lại ở thành thị
·
Cung cấp cơ sở hạ tầng hợp lí cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở Pakistan
·
Các trung tâm mắt ở tuyến huyện có tiềm năng nhưng thiếu hụt trang thiết bị, phòng ốc, chuyên môn và hệ thống quản lí
·
Cần có các phương pháp quản lý chi phí hiệu quả và lâu dài để tiếp cận những khu vực xa xôi hẻo lánh. Đầu tiên phải đẩy mạnh các dịch vụ mổ đục thủy tinh thể.
Tất cả các bác sĩ nhãn khoa cộng đồng thuộc bệnh viện huyện đã được đào tạo phẫu thuật đục thủy tinh thể ngoài bao và đặt thủy tinh thể nhân tạo (ECCE+IOL), được cung cấp kính hiển vi và các dụng cụ phẫu thuật. Thực tế phát sinh một vấn đề là cần sớm có sự tiếp cận toàn diện hơn. Chương trình chăm sóc mắt toàn diện tuyến huyện cùng với sự cộng tác của chính phủ được thực hiện vào năm 2001. Chương trình chọn ra 22 tỉnh, đến nay chương trình đã được thực hiện tại 19 tỉnh
Kế hoạch cho chương trình chăm sóc mắt toàn diện ở tuyến huyện
Vào tháng 10 năm 2002, một nhóm nhân viên thuộc Chi bộ chăm sóc mắt toàn diện Punjab và đại diện tổ chức FHF đã đến huỵên Dera Ghazi Khan để đánh giá nhu cầu của người dân nơi đây. Đây là huyện có mật độ dân cư dày và là huyện hẻo lánh thuộc Punjab, cách thành phố Lahore 10 giờ chạy xe. Diện tích vùng này là 11,294 km
Thành tựu
Việc cải thiện chất lượng được Bộ trưởng bộ y tế đưa ra vào ngày 3/3/2003. Việc mở rộng địa bàn của các dịch vụ chăm sóc mắt là một phần trong chương trình Tuần lễ mắt. Chương trình này bao gồm các hoạt động như quảng bá, phòng bệnh và chữa bệnh. Quá trình hoạt động từ trước đến nay đã để lại các kết quả tích cực như:
·
Được sự cho phép của các đối tác địa phương nên họ đã đưa ra các khó khăn trong công tác chăm sóc mắt
·
Dễ dàng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc mắt chất lượng với giá cả hợp lí
·
Cộng tác hiệu quả với các cơ sở cộng đồng
·
Cơ cấu y tế hiện có tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì bền vững các chương trình
·
Sự thành công của các chương trình chăm sóc mắt tuyến huyện đã tác động tích cực đến các tổ chức y tế khác
Khả năng cung cấp các dịch vụ chăm sóc mắt chất lượng đang bắt đầu, việc nâng cao nhận thức, tạo ra lòng tin và nhu cầu cho các dịch vụ này là điều không dễ dàng. Như nhiều chương trình khác, dự án chăm sóc mắt tuyến huyện Pakistan-Úc là một phần của qui trình.
Bảng 1 : so sánh đơn vị mắt Dera Ghazi Khan trước và sau khi thực hiện chương trình cải thiện chất lượng
Các nhân tố |
Trước chương trình |
Cải thiện sau chương trình |
Cơ sở hạ tầng
|
|
|
Khoa ngoại trú |
Một phòng thiếu trang thiết bị |
Ba phòng với đầy đủ trang thiết bị |
Phòng mổ |
Một phòng mổ dùng chung kính hiển vi và một vài dụng cụ phẫu thuật |
Phòng mổ rộng lớn và được trang bị đầy đủ |
Nguồn nhân lực |
|
|
Bác sỹ nhãn khoa |
Một bác sĩ nhãn khoa không được đào tạo thêm nghiệp vụ |
Một bác sĩ nhãn khoa được đào tạo thêm về tiểu phẫu (2 tuần), ôn lại kiến thức nhãn khoa (2 tuần), quản lí, giao tiếp, khóa học ‘huấn luyện cho những người huấn luyện’ (2 tuần), một cuộc thảo luận quốc tế |
Các nhân viên bậc trung |
Hai y sĩ đa khoa lành nghề làm trong khoa tai mũi họng |
Trong một năm đào tạo một y sĩ thành nhân viên kĩ thuật nhãn khoa và hai y sĩ thành cán bộ đa khoa lành nghề |
Các nhân viên chăm sóc mắt ban đầu |
Nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu không được đào tạo chăm sóc mắt |
Tất cả các nhân viên y tế, các y sĩ và 30% nhân viên y tế nữ tuyến huyện được đào tạo các vấn đề về mắt, chẩn đoán, quản lí và thuyên chuyển bệnh nhân |
Kết quả khám và điều trị bệnh nhân |
Trước chương trình |
Năm đầu sau cải cách |
Số lượng bệnh nhân ngoại trú |
22,954 |
32,360 ( tăng 41%) |
Phẫu thuật đục thủy tinh thể |
983 |
1,657 (tăng 69%) |
Tỉ lệ của IOL và IOL |
507 (52%) |
IOL: 1,116 (67%) |
Không phẫu thuật IOL |
Không IOL: 476 (48%) |
Không IOL: 541 (33%) |