Điển hình thành công về việc bảo dưỡng các trang thiết bị

 

  Câu nói:”Cho một người con cá không bằng cho họ cái cần câu” là câu nói quen thuộc và nó đúng trong trường hợp của nhân viên bảo dưỡng dụng cụ y tế.

  Các trang thiết bị nhãn khoa hiện đại rất tinh vi và tốn kém nên việc bảo quản chúng rất khó khăn, đặc biệt ở các bệnh viện nằm xa nơi sản xuất và cung cấp các trang thiết bị. Sự hỏng hóc bất ngờ của các trang thiết bị và thời gian tiêu tốn cho sự cố này làm tổn hại đến hiệu quả chữa bệnh và sự an toàn của bệnh nhân.

  Điều quan trọng là các trang thiết bị nếu được sản xuất bởi các công ty uy tín và được cung cấp bởi các địa chỉ tin cậy thì ít khi bị hỏng hóc nếu bạn làm theo đúng hướng dẫn sử dụng.

  Máy móc thường hay bị hỏng khi mới được sản xuất do các sự cố về lắp đặt hoặc sử dụng. Vì lí do này, phần lớn các nhà sản xuất bảo hành cho năm đầu sử dụng.

  Các máy móc được sử dụng trong thời gian bảo hành nên các sự cố nhỏ thường được các nhà cung cấp sửa chữa ngay lập tức và nó sẽ hoạt động tốt trở lại.

  Mọi người thường nghĩ rằng bác sĩ và y sĩ là những người bảo dưỡng các trang thiết bị nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân mới là công việc chính của họ, còn việc bảo dưỡng trang thiết bị thì rất phức tạp,  đòi hỏi người bảo dưỡng phải được đào tạo bài bản.

  Ở bệnh viện mắt Aravind, chúng tôi đã xem xét và lập nên một kế hoạch nhờ đó người được đào tạo về kĩ thuật sẽ chịu trách nhiệm về một bộ phận hoặc toàn bộ các trang thiết bị phức tạp như khởi động hoặc tắt thiết bị, thực hiện tỉ mỉ các bước đúng như qui định của trang thiết bị trước khi đưa cho bác sĩ và y sĩ sử dụng. Điều này làm giảm nhẹ khối lượng công việc của các bác sĩ, giúp họ tập trung vào việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Khám chữa bệnh xong họ đã rất mệt nên việc tắt các máy móc được giao cho những người chuyên bảo dưỡng máy móc.

  Để làm công việc này không cần thiết phải là các kĩ sư giỏi được đào tạo trên tất cả các khía cạnh của một trang thiết bị hoặc máy móc cụ thể. Thay vào đó, các kĩ sư này nên đào tạo người khác cách làm cho máy móc hoạt động một cách tốt nhất. Chúng tôi nhận thấy rằng các sinh viên tốt nghiệp trường bách khoa làm công việc này rất tốt.

  Chúng tôi sử dụng các sinh viên này để bảo dưỡng máy tán nhỏ thủy tinh thể, máy ERG, camera soi đáy mắt và những dụng cụ phẫu thuật đắt tiền. Máy LASIK chúng tôi sử dụng thường xuyên đã 7 năm nay vẫn chạy tốt mà không bị sự cố nào cả, điều này cũng làm cho cả nhà cung cấp cũng phải ngạc nhiên.

   Đào tạo việc bảo dưỡng các trang thiết bị phức tạp cho nhiều người trong bệnh viện không phải điều dễ dàng vì nó còn phụ thuộc vào khả năng của từng người. Về lâu dài thì việc đào tạo một hoặc hai người có năng lực và giao trách nhiệm cho họ sẽ giúp cho việc bảo dưỡng và hoạt động của các trang thiết bị hiệu quả hơn.

 Khảo sát ở miền Nam Ấn Độ: Nhận thức về các bệnh truyền nhiễm về mắt ở các bệnh nhân đái đường        

 

  Bệnh đái đường (DM) đang là một dịch bệnh ở nhiều nước trong đó có Ấn Độ. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 171 triệu người mắc bệnh này. Theo ước tính vào năm 2030 trên thế giới có khoảng 366 triệu người mắc bệnh đái đường trong đó Ấn Độ chiếm tỉ lệ lớn là 79 triệu người, chiếm ¼ số lượng người mù trên thế giới. Việc nhận thức về các biến chứng của bệnh đái đường đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích người bệnh tìm cách chữa trị phù hợp.

  Chúng tôi tiến hành một cuộc điều tra gồm 20 câu hỏi cho 1000 bệnh nhân đái đường đã từng là bệnh nhân ngoại trú của chúng tôi trong thời gian từ 10/2001 đến 3/2002. Chúng tôi đánh giá nhận thức của các bệnh nhân về các biến chứng về mắt do bệnh đái đường gây ra và hỏi họ bằng cách nào họ biết được thông tin đó.

   86% bệnh nhân cho biết DM ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể, 84% bệnh nhân cho rằng DM có ảnh hưởng đến mắt. Trong số bệnh nhân cho rằng DM có ảnh hưởng đến mắt, 36% bệnh nhân biết được thông qua các phương tiện truyền thông, 32% bệnh nhân biết từ các chuyên gia mắt và 30% bệnh nhân thông qua bác sĩ đa khoa. 51% số bệnh nhân này không biết chính xác phần nào của mắt bị ảnh hưởng, 28,3% bệnh nhân nghĩ rằng đục thủy tinh thể là biến chứng chính, 19% bệnh nhân cho rằng DM ảnh hưởng chủ yếu lên dây thần kinh mắt (có lẽ là võng mạc). Khoảng 50% bệnh nhân cho rằng việc kiểm tra mắt theo thông lệ là điều cần thiết, thậm chí khi bệnh DM được kiểm soát, trong khi số còn lại cho rằng điều này là điều không cần thiết. Để nâng cao nhận thức cho người dân thì cần nâng tỉ lệ bệnh nhân đái đường biết đến thông tin biến chứng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng là 36,8%, qua bác sĩ là 32,7% và qua bác sĩ chuyên khoa mắt là 19,8%, 10,7% thông qua y sĩ và nhân viên chăm sóc sức khỏe.

  Nhận thức khác với kiến thức. Ví dụ biết về bệnh dịch là nhận thức còn hiểu về nguyên nhân và cách chữa trị của một bệnh dịch là kiến thức. 84% bệnh nhân biết rằng DM ảnh hưởng đến mắt thì đó là nhận thức khá cao nhưng kiến thức lại thấp hơn: chỉ có 46,9% bệnh nhân biết rằng võng mạc có liên quan đến bệnh đái đường và chỉ có 40,3% bệnh nhân biết rằng nó liên quan đến tiến trình của bệnh đái đường. Trong số 84% bệnh nhân biết rằng DM có ảnh hưởng đến mắt thì 51% bênh nhân không biết những biến chứng có thể xảy ra. Nghiên cứu này được thực hiện tại bệnh viện mắt nên kiến thức của những bệnh nhân đái đường ở bên ngoài còn thấp hơn.

  Kiểm soát việc giảm sút thị lực ở bệnh nhân đái đường đòi hỏi phải kiểm soát chặt chẽ các bệnh dịch và tổ chức kiểm tra mắt thường xuyên. Việc sàng lọc bệnh nhân bị biến chứng võng mạc do đái đường là thử thách lớn, đặc biệt ở một nước như Ấn Độ với dân số đông và nhiều bệnh nhân đái đường không thường xuyên đi khám mắt. Nghiên cứu này cho thấy rằng, bước đầu tiên cần làm là nâng cao nhận thức và kiến thức về nguy cơ giảm thị lực ở bệnh nhân đái đường.