Thu hẹp khoảng cách giữa các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và cộng đồng

 

Giới thiệu

  Việc đem các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp đến gần với cộng đồng là một nhiệm vụ khó khăn. Nó bao gồm việc tạo ra thói quen sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của cộng đồng và cải thiện tính tương tác giữa cộng đồng và các nhân viên y tế. Để đạt được sự trao đổi hiệu quả giữa hai nhóm này là điều không dễ dàng vì họ khác nhau về ngôn ngữ, trình độ học vấn, năng lực, địa vị xã hội và nhìn chung nhận thức về sự việc cũng khác nhau. Thêm vào đó, sự giao tiếp chủ yếu không bằng phát ngôn mà thông qua cử chỉ, nét mặt và ngôn ngữ cơ thể. Điều này quan trọng vì hai lí do. Lí do thứ nhất là những cảm giác của con người như lòng trắc ẩn, thất vọng hoặc kính trọng hầu hết được truyền tải thông qua các cách này, chúng mang một thông điệp lớn hơn so với bản thân nội dung nó mang lại . Lí do thứ hai, nhiều thông điệp không qua phát ngôn nên không có ngữ điệu, chỉ thông qua thị giác, do đó nhiều người không nhìn rõ nên không nắm được thông điệp mà nó mang lại. Vì hai lí do trên nên sự giao tiếp không được hiệu quả.

  Bài viết này sẽ bàn đến việc giao tiếp trên các khía cạnh như nhu cầu giao tiếp, cơ hội giao tiếp và phương tiện giao tiếp giữa cộng đồng và nhân viên y tế, từ đó cho thấy những điều chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp học được từ cộng đồng khi hai bên có sự giao tiếp tốt. Một điều cần lưu ý là khái niệm ‘cộng đồng’ ở đây bao gồm người bị tổn hại thị lực và gia đình họ  

  Giao tiếp

  Giao tiếp hiệu quả là một hoạt động hai chiều cần sự tham gia của cả hai nhóm đối tượng giao tiếp. Nó thường dùng để chia xẻ ý kiến, kiến thức, hướng dẫn, đặt câu hỏi và bày tỏ thái độ. Cơ sở của một quá trình giao tiếp gồm có:

  Thứ nhất là nhu cầu, ước muốn giao tiếp. Các nhân viên y tế phải thực sự mong muốn giao tiếp với cộng đồng và cộng đồng cũng phải muốn nghe các nhân viên y tế nói. Để có được điều này cả hai bên cần ý thức được rằng họ sẽ đạt được điều họ muốn theo cách nào đó từ việc trao đổi này. Các nhân viên y tế ít khi ý thức được rằng chỉ những gì họ nói với cộng đồng hoặc bệnh nhân là quan trọng. Họ thường phải suy nghĩ rất lâu để tìm ra cách nói chuyện với bệnh nhân. Tuy nhiên cộng đồng thường không sẵn sàng lắng nghe các nhân viên vì họ còn bận nhiều chuyện khác. Trong tình huống như vậy, sự giao tiếp hiệu quả khó có thể xảy ra. Cần trả lời cho các câu hỏi sau: ”giao tiếp giữa hai bên thực sự có cần thiết không? Nếu không thì vì sao không? Cách cải thiện vấn đề này là gì?”

  Thứ hai là cơ hội giao tiếp. Ví dụ, một cuộc giao tiếp hiệu quả sẽ không thể diễn ra khi thời gian không cho phép. Phải chăng vì các nhân viên y tế quá bận rộn? Địa điểm diễn ra giao tiếp cũng rất quan trọng, ví dụ những vấn đề riêng tư mà nhân viên lại tiến hành tư vấn ở những nơi công cộng hoặc những nơi không an toàn thì việc giao tiếp đó rõ ràng không đem lại hiệu quả. Cần đặt ra câu hỏi là khi giao tiếp với một cá nhân hay một nhóm thì đó có phải là địa điểm thích hợp hay không?

  Thứ ba là phương tiện giao tiếp. Nó đề cập đến khả năng và sự tương thích của các công cụ giao tiếp. Ví dụ cùng một ngôn ngữ, khả năng tiếp nhận thông tin của cả hai bên đối tượng giao tiếp là như nhau trong việc nghe và nói, đọc hoặc viết thì câu hỏi cần đặt ra là “cả hai đối tượng có đạt được phương tiện giao tiếp hiệu quả không? Họ có nói cùng một ngôn ngữ không? có dùng chung tiếng địa phương không? Có hiểu cùng một khía cạnh của vấn đề không? Nếu không, làm cách nào để điều chỉnh?”

  Vậy các nhân viên y tế có thể học được những gì từ cộng đồng nếu hai bên đạt được sự giao tiếp hiệu quả? Các bằng chứng cho thấy các bên liên quan, ví dụ những người có liên quanhoặc bị tác động bởi tổn hại thị giác ở mọi cấp độ, từ mù lòa cho đến các tật khúc xạ đều đồng ý rằng sự đóng góp của cộng đồng có ý nghĩa tích cực đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống của những người bị tổn hại thị giác. Ông John Hubley và ông Muhammod Sabur cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cộng đồng trong công tác chăm sóc mắt. Họ chỉ ra những gì cộng đồng có thể làm để cải thiện công tác chăm sóc mắt, ví dụ như phát hiện bệnh sớm, hành động mau chóng để tìm cách điều trị và thực hiện theo lời khuyên của các nhân viên y tế.  Họ không chú trọng vào chi tiết làm thế nào để đạt được điều đó. Điều này có thể trả lời bằng cách lắng nghe cộng đồng. Nói cách khác, các nhân viên y tế là người đề xướng các việc cộng đồng có thể thực hiện còn cộng đồng đề xướng ra cách thực hiện các công việc đó. Rõ ràng là chỉ bằng cách kết hợp giữa nhân viên y tế và cộng đồng thì mới tìm thấy giải pháp. Có vẻ như nếu có sự đề xuất của các chuyên gia y tế thì nó sẽ tạo ra nhu cầu trong cộng đồng. Sự kết hợp này đúng như câu tục ngữ của Massai đó là: “một cá nhân không bằng một tập thể’.

  Những điều nhân viên y tế học được từ cộng đồng

Phòng và chữa bệnh không phải là tất cả

  So với việc lắng nghe cộng đồng thì việc phòng và chữa bệnh chỉ là một  phần của vấn đề. Trên thế giới có đến 80% bệnh mắt là có thể phòng tránh đươc và chữa được. Ví dụ, một nghiên cứu mới đây về mù lòa trẻ em ở Bangladesh cho biết 68% trường hợp trẻ không đáng phải chịu cảnh mù lòa (32% trường hợp có thể phòng tránh được và 36% trường hợp có thể chữa được). Nếu các dịch vụ chỉ chú trọng vào việc phòng ngừa và chữa trị thì 32% trẻ em bị mù ở Bangladesh sẽ không nhận được bất kì sự hỗ trợ nào từ xã hội, y tế , giáo dục, việc làm và cả chương trình chữa bệnh.

Địa vị thấp kém

  Lắng nghe cộng đồng bạn sẽ thấy rằng những người bị tổn hại thị giác thường rất dũng cảm và mạnh mẽ, rằng họ là những người có suy nghĩ, có cảm xúc, ý kiến và khát vọng  như những người khác. Ngoài ra họ còn hỗ trợ tinh thần và chỉ bảo cho những người bị bệnh mắt như họ. Nhiều trường hợp còn bị gia đình và cộng đồng hắt hủi, họ có rất ít sự lựa chọn và không được quyền kiểm soát cuộc đời mình. Cuộc sống của họ khó khăn và cam go. Họ còn không nhận thức được nhu cầu của chính  mình.

  Các nhân viên y tế ít có kinh nghiệm trong việc nâng cao nhận thức trong cộng đồng mặc dù công việc này sẽ giúp họ giao tiếp tốt hơn và quan tâm đến cộng đồng nhiều hơn. Hiện nay họ bắt đầu xem các ‘bệnh nhân’ của họ như tất cả mọi người bình thường khác chứ không chỉ là sự xem xét chiếu lệ. Điều này sẽ khiến cộng đồng quan tâm hơn đến chương trình, làm cho họ tin tưởng các nhân viên y tế hơn, từ đó họ ý thức rõ hơn tầm quan trọng của việc đến điều trị sớm, điều  trị đúng qui trình, thay đổi lối sinh hoạt, cải thiện môi trường sống .

Ủng hộ

  Những người bị tổn hại thị giác có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức trong cộng đồng, họ có vai trò quan trọng trong giáo dục và ủng hộ các chương trình y tế. Chỉ có họ mới thấu hiểu mù lòa là thế nào và biết được cách để vượt qua thử thách đó. Các gia đình của bệnh nhân cũng có những ý kiến hay để hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau. Những người đã từng bị tổn hại thị giác là những người giải thích tốt nhất các thủ tục điều trị cho những bệnh nhân khác.

Những khó khăn của người bị tổn hại thị giác

  Người bị tổn hại thị giác thông thường gánh chịu những khó khăn tương tự với những người bị tàn tật các bộ phận khác trên cơ thể. Các khó khăn này bao gồm sự hòa nhập cộng đồng kém, không nhận được quyền công dân đầy đủ, thiếu sự tiếp cận y tế, giáo dục và cơ hội nghề nghiệp. Các nhân viên y tế có điều kiện tiếp cận các chương trình hồi phục chức năng dựa trên cộng đồng để từ đó thành lập thêm các chương trình như vậy trong xã hội.

  Kết luận

  Các nhân viên y tế có thể học hỏi nhiều từ cộng đồng nếu họ biết cách lắng nghe. Điều này đòi hỏi sự thay đổi nhận thức của chính họ và nhận ra tầm quan trọng của kiến thức cộng đồng, đồng thời nỗ lực nhiều hơn nữa trong vai trò của một nhà hỗ trợ. Điều này có nghĩa là các nhân viên y tế cùng các thành viên khác trong cộng đồng phải hợp tác với các bệnh nhân mắt và gia đình của họ trong việc phòng và chữa bệnh. Đây là chiến lược nhằm thay đổi và cải thiện các dịch vụ y tế hiện có. Sự tham gia của cộng đồng cũng cho thấy sức mạnh to lớn, lòng dũng cảm, sự khiêm tốn và sự khôn ngoan của những người đã từng mù lòa, hoặc những người thân của người mù. Họ đã học được cách quen với sự hắt hủi của xã hội, sự phân biệt đối xử , ít có sự lựa chọn, thiếu các cơ hội và sống phụ thuộc. Tóm lại, chúng ta cần học hỏi nhiều từ cộng đồng!